Lạ lùng doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt thu mua gỗ cao su
02/03/2023 15:38 | 653

Xách vali tiền, đặt cọc vài trăm nghìn USD

Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ một vườn cao su tiểu điền có diện tích 3 ha ở xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai khá tiếc nuối khi vừa bán hết cả vườn cây lẫn đất cho một công ty kinh doanh bất động sản. Ông nói, suốt 3 năm liền giá cao su tụt dốc thu không đủ chi nên đã bỏ mặc không đầu tư chăm sóc.

“Thấy họ cưa cao su, đào sạch gốc để bán gỗ cho thương lái Trung Quốc mà tiếc nhưng biết làm cách nào”, ông Sơn nói.

thu mua gỗ cao su thanh lý bình phước - https://phoicaosuxesayngocanh.com/

Bà Lê Thị Nguyệt, chủ 8 ha cao su tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước cũng vừa bán hết vườn cây 15 năm tuổi. Hiện 8 ha đất đã được bà Nguyệt cho thuê trồng sắn.

Chung hoàn cảnh, ông Nguyễn Sư Sơn, Chủ tịch Công đoàn Cty CP cao su Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, cho rằng có thời điểm cao su mất giá thì người ta chặt bỏ cao su hoặc bán gỗ.

Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA) cho biết, nhiều DN Trung Quốc sang ồ ạt thu mua gỗ cao su ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ theo cách “triệt hạ” các DN nội. Hiệp hội quan ngại về việc mua bất thường và có dấu hiệu lách thuế của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam.

Theo ông Lập, giá cao su đang tăng cao trong bối cảnh từ năm 2017, Trung Quốc sẽ đóng cửa toàn bộ rừng tự nhiên và nguồn nguyên liệu cho các DN chế biến nước này sẽ thiếu hụt…

“Chúng tôi đang cạnh tranh nguyên liệu gỗ với DN Trung Quốc nên nắm rất rõ điều này. Họ xách vali tiền sang đến các xưởng, nhà máy tại Việt Nam, đặt cọc vài trăm nghìn USD là bình thường”, ông Lập cho hay.

Bên cạnh đó, các DN Trung Quốc còn đặt các xưởng chế biến của Việt Nam hạ giá cấp gỗ, từ đó để hạ giá hàng hóa để lách thuế. Trái với tình trạng ảm đạm thường thấy suốt thời gian dài, những tháng gần đây, giá cao su phục hồi trở lại.

Trong khi, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia chính sách của Tổ chức Forest Trends (Hoa Kỳ) tại Việt Nam cho biết, Trung Quốc tăng vọt lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Việt Nam, đặc biệt là gỗ cao su.

Theo ông Phúc, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, trong đó có gỗ nguyên liệu. Năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 965,8 triệu USD, tăng thêm gần 121 triệu USD so với năm trước đó.

Trong 3 quý đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 725,3 triệu USD, tương đương 75% giá trị kim ngạch của cả năm ngoái.

Điệp khúc trồng chặt

Thực tế việc thị trường cây cao su của VN từ trước đến nay vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhớ lại trước đây, khi Trung Quốc ồ ạt sang thu mua mủ cao su giá cao, hàng chục ngàn ha rừng tự nhiên bị lạm dụng, phá bỏ để trồng loại cây này.

Theo Ban chỉ đạo Tây nguyên, bình quân mỗi năm Tây nguyên mất gần 26.000ha rừng, trong đó mất rừng do chuyển đổi trồng cao su chiếm tới 46,7%.

Năm 2009 toàn tỉnh Gia Lai có khoảng 70.000ha cao su. Ngoài diện tích này, cuối năm 2009 tỉnh Gia Lai tiếp tục có quy hoạch chuyển thêm 61.000ha đất rừng qua trồng cao su, tính đến nay diện tích cao su toàn tỉnh đã lên tới gần 100.000ha.

bãi gỗ cao su ngọc ánh - https://phoicaosuxesayngocanh.com/

Mục tiêu đến năm 2020, VN sẽ có diện tích trồng cao su ổn định là 800.000ha. Thế nhưng chỉ sau ba năm, đến năm 2012 diện tích trồng cao su lên đến 915.000ha - vượt xa quy hoạch. Chính việc phát triển ồ ạt cao su ở các địa phương đang dẫn đến mất rừng, suy thoái môi trường.

Từ năm 2014, Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất với 60% lượng cao su Việt Nam trong nhiều năm qua “ngưng mua” vào. Kết quả, doanh nghiệp trong nước có muốn bán cũng không bán được.

Giá thành thấp, khó tiêu thụ người dân nhiều vùng chán nản, lại chặt cây cao su đi trồng các loại cây khác, hoặc làm vườn, bỏ bê không chăm sóc. Ngay lúc đó, Trung Quốc quay lại ồ ạt thu mua gỗ cao su.

Sơn Ca (Tổng hợp)

Liên hệ mua phôi gỗ cao su:

CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT TM DV NGỌC ÁNH

Địa chỉ: Quốc Lộ 14, ấp 1, xã Nha Bích, Chơn Thành, Bình Phước

Điện thoại: 0271 3640 100 - 081 777 11500976 771 150

Email: anhdu1976@gmail.com

Website: phoicaosuxesayngocanh.com

Zalo
Hotline: 0976 771 150